Dấu hiệu và cách chữa bệnh mất trí nhớ là gì

Tình trạng suy giảm trí nhớ làm xáo trộn cuộc sống thường ngày không phải là một giai đoạn điển hình của quá trình lão hóa. Nó có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer’s, một bệnh lý về não có thể dẫn đến tử vong, gây ra sự suy giảm từ từ về trí nhớ ,rối loạn tiền đình, suy nghĩ và kĩ năng suy luận.

Mất trí nhớ là bệnh gì?

Đây là tình trạng bệnh gây nên sự mất trí gồm sự mất đi thông tin, sự kiện hay trải nghiệm bản thân. Trên thực tế có nhiều tình trạng bệnh lý gây nên vấn đề này như suy giảm trí tuệ, chấn thương sọ não...

Bệnh này gây giảm khả năng ghi nhớ thêm ký ức của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có cách khắc phục bệnh riêng biệt.

Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ

Triệu chứng mất trí nhớ bao gồm:

- Suy giảm trí nhớ: triệu chứng này thường xuất hiện sớm, đặc trưng và nổi bật. Suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện cấp trong chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não và thường xuất hiện từ từ nhưng có khả năng tiến triển ngày càng nặng trong các bệnh lý thoái triển khác.

- Suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác: thường biểu hiện với bệnh lý vong ngôn, vong tri, vong hành và suy giảm một số năng lực khác như suy giảm khả năng tư duy trừu tượng, khả năng sáng tạo, lập kế hoạch hành động; mất khả năng phối hợp, điều hành các hành vi, thực hiện các hoạt động phức tạp trong cuộc sống thường nhật.

Vong ngôn với các triệu chứng nói lặp từ, nói định hình, nói gián tiếp, lời nói mơ hồ, khó khăn trong việc tìm từ, gọi tên đồ vật...; trường hợp nặng có thể mất khả năng nhận thức và đáp ứng bằng ngôn ngữ.

Vong tri với  các triệu chứng như suy giảm hoặc mất khả năng nhận ra và gọi tên các đồ vật cũng như các đối tượng quen thuộc.

Vong hành với triệu chứng như không thể làm được các thao tác trong công việc hàng ngày, không vẽ lại được một hình vẽ theo yêu cầu; khó khăn trong việc mặc quần áo, đi giày, chải tóc, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, tiểu tiện, đại tiện và một số kỹ năng sống thường ngày :

- Giảm hoặc mất khả năng hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội: đây là hậu quả của triệu chứng suy giảm trí nhớ và suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác kéo dài.

- Các triệu chứng loạn thần với trạng thái hoang tưởng thường gặp, sau đó đến ảo giác: những hoang tưởng này thường xảy ra không có hệ thống, chỉ lẻ tẻ và nhất thời. Trạng thái tri giác sai thực tại cũng thường hay gặp, nhất là ở những bệnh nhân mất trí Alzheimer.

- Các rối loạn cảm xúc: thường gặp là chứng trầm cảm, có khoảng 25% ở các bệnh nhân bị mất trí. Ngoài ra còn có các rối loạn cảm xúc khác như dễ bị kích thích, cáu giận, có cơn kêu khóc qua đêm.

- Các rối loạn hành vi: khi tình trạng bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ bị rối loạn chu kỳ giấc ngủ, đôi khi có các cơn co giật kiểu động kinh, dáng điệu đờ đẫn hoặc nằm một chỗ với tư thế của thai nhi.

 

Nguyên nhân của bệnh mất trí nhớ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này như tình trạng sức khỏe hoặc những tổn thương não gặp phải. Một số nguyên nhân khác như lạm dụng bia rượu hay so stress.

Một số nguyên nhân của tình trạng bệnh này như đột quỵ, viêm não gây nên bởi nhiễm trùng hay một phản ứng tự miễn với bệnh ung thư, lạm dụng bia rượu trong thời gian dài..

Những tình trạng bệnh nghiêm trọng khác như khối u não gây ảnh hưởng đến khu vực não chịu trách nhiệm điều khiển ký ức, thoái hóa não, tác dụng phụ của thuốc gây nên bệnh...

 

Phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ

Hiện nay, không có bất cứ phương pháp hay thuốc nào để điều trị tình trạng mất trí nhớ. Một số cách được tiến hành giúp đối phó để giảm thiểu các tác động của bệnh.

Bạn có thể làm việc với chuyên gia trị liệu để học thêm các kỹ năng khác nhau trong việc rèn luyện trí nhớ. Chuyên gia của bạn có thể sử dụng hình ảnh, mùi hương để kích hoạt trí nhớ.

Bệnh nhân cũng có thể sử dụng những ứng dụng trên máy tính hay điện thoại di động để nhắc nhở bản thân về những ngày tháng, sự kiện quan trọng. Nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất.

*Để phòng tránh bệnh mất trí nhớ, bạn nên :

- Tập thể dục thường xuyên

Thường xuyên tập thể dục đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa béo phì, mà tập thể dục còn giúp cải thiện và giảm  nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Những người không đạt được khoảng 20 phút các hoạt động tập thể dục mạnh mỗi tuần như chạy bộ, hoặc 30 phút hoạt động vừa phải như đi bộ có tới 82% sẽ mắc phải bệnh mất trí nhớ. Do đó chúng ta hãy dành ít nhất 1 giờ cho các hoạt động thể chất, tập thể dục thể thao.

- Chế độ ăn uống lành mạnh

Những người có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý ngay từ khi còn trẻ sẽ có nguy cơ bị mất trí nhớ thấp hơn 90% so với những người có chế độ ăn kém lành mạnh hơn. Theo các nhà khoa học, béo phì, tăng cân, thừa cân đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Do đó chúng ta nên có một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách tăng cường chế độ ăn giàu vitamin B (B6, B12), acid folic, vitamin E và C… để tránh nguy cơ béo phì cũng như làm giảm tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ khi về già.

- Ngủ đủ giấc

Sức khỏe não bộ sẽ cải thiện đáng kể nếu như chúng ta tạo cho mình những giấc ngủ ngon và chất lượng. Theo các chuyên gia, đối với người lớn, mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng và cách duy nhất để có một giấc ngủ ngon là tạo thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, không ngủ quá ít cũng không quá nhiều vì ngủ quá nhiều cũng có thể gây bất lợi cho sức khỏe.

- Loại bỏ căng thẳng trong cuộc sống

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là một trong những phương pháp phòng tránh bệnh mất trí nhớ rất hiệu quả. Do vậy, để phòng tránh bệnh mất trí nhớ, điều cần thiết là loại bỏ căng thẳng thần kinh, stress bằng cách tạo nhiều niềm vui trong công việc và cuộc sống. Hãy chủ động tạo ra khoảng thời gian rảnh rỗi cho riêng mình.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều so với việc chờ đến khi các triệu chứng mất trí nhớ xuất hiện. Vì thế, việc kiểm tra sức khỏe đặc biệt quan trọng nếu trong gia đình có truyền thống người bị bệnh mất trí nhớ hoặc các vấn đề về tim mạch.

 

Bài viết liên quan:


© Copyright mattrinho